PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN LÀ GÌ?

Xu hướng
Đăng bởi Quản trị lúc 10:28, April 25, 2023

Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ “Exclusive Distribution” rất phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Thuật ngữ này ám chỉ một thỏa thuận giữa nhà nhân phối và nhà sản xuất. Cụ thể nhà sản xuất ủy quyền được bán sản phẩm của mình cho một đơn vị phân phối. Còn đơn vị được ủy quyền sẽ trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm mà nhà sản xuất ấy cung cấp.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN 

ƯU ĐIỂM TÍNH TẬP TRUNG  

Với chiến lược phân phối độc quyền, nhà sản xuất có thể duy trì sự tập trung và đơn giản hóa chiến lược kinh doanh của mình. Nhờ đó mà đảm bảo các nhà phân phối sẽ chỉ bán sản phẩm của mình mà không bán sản phẩm của đối thủ. 

TÍNH KIỂM SOÁT 

Khả năng kiểm soát sự phân phối sản phẩm của các nhà phân phối sẽ tạo điều kiện để các nhà sản xuất tập trung triển khai chiến lược marketing và hoạt động truyền thông nhằm xây dựng hình ảnh cho sản phẩm và thương hiệu.

TÍNH SẴN CÓ 

Các nhà sản xuất luôn sẵn sàng và có đủ nguồn lực để phát triển số lượng sản phẩm nhất định theo đơn hàng của các nhà phân phối. Nhờ vậy mối quan hệ kinh doanh giữa 2 bên sẽ luôn được duy trì và phát triển bền vững. 

ĐẢM BẢO LỢI THẾ TÀI CHÍNH 

Một khi đã giao hàng và hoàn tất quá trình thanh toán với nhà phân phối thì mọi rủi ro về mặt tài chính như không bán được hàng, tồn hàng đều thuộc về nhà phân phối.

TÍNH NỘI ĐỊA HÓA

Một ưu điểm khác của chiến lược phân phối độc quyền là gì? Đó là khả năng xâm nhập vào một thị trường mới dễ dàng hơn thông qua việc thỏa thuận độc quyền với một nhà phân phối địa phương. Vì nhà phân phối này sẽ hiểu rõ các yếu tố và nhu cầu của thị trường ấy, nhờ đó nhanh chóng xây dựng hình ảnh cho thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng gia tăng hiệu quả.  

NHƯỢC ĐIỂM 

NIỀM TIN 

Việc chọn lựa một nhà phân phối đáng tin cậy là điều mà mọi nhà sản xuất cần phải đặt lên hàng đầu nếu muốn sản phẩm của mình đến tay khách hàng nhanh chóng. Còn nếu không, nhà sản xuất sẽ phải gánh rất nhiều rủi ro cả về mặt tài chính lẫn hình ảnh thương hiệu nếu nhà phân phối làm ăn không đàng hoàng. Nói cách khác, sự phát triển hay thụt lùi của nhà sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào nhà phân phối.

SỰ PHỤ THUỘC

Một nhà sản xuất mới nổi và có quy mô không lớn thường dễ mắc phải sai lầm này. Cụ thể khi ký thỏa thuận hợp tác với nhà phân phối, vì muốn nhanh chóng bán được sản phẩm của mình nên nhà sản xuất rất dễ bị phụ thuộc vào những chính sách mà nhà phân phối đưa ra.  Về lâu về dài sẽ mang đến những rủi ro đáng tiếc.

HẬU QUẢ CỦA SỰ TRANH CHẤP

Một nhược điểm khác của chiến lược phân phối độc quyền là gì? Đó là những thiệt hại về mặt kinh tế và hình ảnh thương hiệu mà nhà sản xuất có thể phải nhận nếu xảy ra tranh chấp với nhà phân phối độc quyền. Hậu quả lớn nhất đó là sản xuất có thể sẽ mất toàn bộ thị trường mục tiêu. Cụ thể xung đột dẫn đến phá vỡ thỏa thuận với nhà phân phối địa phương sẽ khiến nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự hợp tác với những nhà phân phối khác tại thị trường ấy.

Nguồn: TMS